Last Updated on 01/08/2024 by Galle Editor
Bên dưới lớp vỏ sang trọng, tinh tế của chiếc đồng hồ cơ ẩn chứa bộ máy phức tạp được cấu hình từ hàng trăm chi tiết nhỏ bé, chính xác. Nắm bắt các bộ phận trong cỗ máy thời gian này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức vận hành và giá trị mà đồng hồ cơ đem đến. Cùng khám phá ngay những bộ phận cấu tạo đồng hồ cơ được đánh giá là quan trọng nhất trong bài viết dưới đây.
Đồng hồ cơ được tạo nên từ rất nhiều chi tiết nhỏ
Table of Contents
ToggleCấu tạo đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ được tạo thành từ rất nhiều chi tiết nhỏ bé, được gắn kết một cách tỉ mỉ, tinh xảo. Tuy nhiên, để có thể đánh giá về cấu tạo từ trong ra ngoài của một chiếc đồng hồ cơ thì dưới đây chính là 5 bộ phận quan trọng nhất.
Vỏ đồng hồ – Case
Vỏ đồng hồ chính là bộ phận đầu tiên được nhắc đến trong cấu tạo đồng hồ cơ. Vỏ hay còn gọi là Case chính là lớp bên ngoài, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu hình của một chiếc đồng hồ cơ sở, bảo vệ bộ máy bên trong. Phần vỏ cũng góp phần tạo nên phong cách, giá trị và đẳng cấp cho chiếc đồng hồ.
Phần khung chính của vỏ đồng hồ có vai trò gắn các bộ phận khác như vành bezel, mặt kính và nắp lưng. Khung đồng hồ thường được chế tác từ chất liệu bền như thép không gỉ 316L, titan hoặc vàng hồng, đảm bảo khả năng chống va đập tốt.
Tiếp theo là phần phần vành bao quanh mặt kính đồng hồ, còn được gọi là vòng bezel, chế tác từ kim loại, nhựa hoặc gốm sứ. Vòng bezel có nhiều kiểu dáng và chức năng khác nhau. Bên cạnh đảm bảo tính thẩm mỹ của đồng hồ, vòng bezel cũng có thể sử dụng xoay một chiều trên đồng hồ lặn, giúp theo dõi thời gian lặn. Hoặc vòng bezel xoay hai chiều sử dụng trên đồng hồ bấm giờ thể thao.
Xem thêm nhiều mẫu đồng hồ cơ FC để hiểu rõ hơn về nguyên liệu của vỏ đông hồ nhé
Vỏ đồng hồ bao gồm các bộ phận bên ngoài của một chiếc đồng hồ cơ
Cấu tạo đồng hồ cơ ở phần vỏ còn có mặt kính, bảo vệ mặt số và kim chỉ giờ khỏi trầy xước và bụi bẩn. Mặt kính đồng hồ cơ hiện nay được làm từ 2 chất liệu chủ yếu là kính cứng (Mineral Crystal) hoặc kính Sapphire (Sapphire Crystal).
Cuối cùng trong cấu tạo vỏ đồng hồ là nắp lưng, phần đáy của đồng hồ, có thể được làm từ kim loại hoặc kính trong suốt. Nắp đậy thường được thiết kế kín hoặc hở, tùy thuộc vào thiết kế và chức năng của đồng hồ. Nắp lưng kín không chỉ hoàn thiện chức năng bảo vệ bộ máy bên trong của vỏ đồng hồ, mà còn giúp chống nước tốt hơn.
Kim đồng hồ
Để hoàn thiện cấu tạo đồng hồ cơ sẽ không thể thiếu kim đồng hồ. Không chỉ hoàn thiện thiết kế của cỗ máy thời gian, kim đồng hồ chính là bộ phận báo thời gian, và cũng là biểu tượng cho sự tỉ mỉ, chính xác và đẳng cấp của.
Kim đồng hồ được thiết kế với nhiều kiểu dáng phong phú, tuỳ theo mẫu mã và thương hiệu. Một số mẫu kim đồng hồ phổ biến như: kim Dauphine thanh mảnh và thon gọn, kim Pencil thanh mảnh tiến dần về đầu, kim Breguet cong duyên dáng và tinh tế, kim Alpha mạnh mẽ và dày dặn,…
Kim đồng hồ vô cùng quan trọng để báo giờ một cách chính xác
Để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ, kim đồng hồ được chế độ từ những vật liệu cao cấp như thép không gỉ, vàng, bạc, titan. Trên mặt đồng hồ, kim được sắp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài. Kim giây di chuyển nhanh nhất, quay một vòng mỗi phút, thường có thiết kế mảnh mai và màu sắc nổi bật. Kim phút di chuyển chậm hơn kim giây, quay một vòng mỗi giờ. Kim giờ di chuyển chậm nhất, quay một vòng mỗi 12 giờ, thường có độ dày nhất và có thiết kế đơn giản, dễ dàng nhận biết.
Mặt số đồng hồ – Dial
Mặt số đồng hồ là một trong những bộ phận quan trọng cấu tạo đồng hồ cơ. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, thiết kế khác biệt cho đồng hồ mà còn đảm bảo hiển thị thông tin thời gian và các chức năng khác của đồng hồ.
Mặt số là nơi hiển thị các thang đo giờ, phút, giây, lịch ngày, tháng, chí thậm chí là cả các chức năng phức tạp như chronograph, moonphase,… Mặt số đồng hồ người dùng dễ dàng theo dõi thời gian gian và nắm bắt thông tin một cách trực quan.
Thiết kế mặt số cũng thể hiện phong cách riêng của từng thương hiệu và mẫu mã. Từ kiểu dáng, màu sắc, chất liệu cho đến họa tiết trang trí, tất cả đều góp phần tạo nên diện mạo độc đáo cho chiếc đồng hồ. Một mặt được thiết kế tinh xảo, sử dụng vật liệu cao cấp có thể góp phần đáng kể vào giá trị của chiếc đồng hồ, đặc biệt là đối với các mẫu đồng hồ cổ điển hoặc phiên bản giới hạn.
Cấu tạo đồng hồ cơ không thể thiếu mặt số với nhiều chức năng khác nhau
Chất liệu chế tác mặt số đồng hồ vô cùng đa dạng, từ kim loại truyền thống như đồng thau, bạc, vàng cho đến các vật liệu hiện đại như nhựa, sợi carbon, gốm sứ,… Mỗi loại chất liệu đều mang đến những ưu điểm và vẻ đẹp riêng của đồng hồ cơ.
Trong cấu tạo đồng hồ cơ, mặt số nằm ngay phía dưới lớp kính đồng hồ. Các bộ phận trên mặt số cũng sẽ được sắp xếp tuân theo một số quy tắc nhất định. Tuy nhiên cũng có thể có sự thay đổi tùy thuộc vào thiết kế riêng của từng thương hiệu.
Trong đa số thiết kế đồng hồ, vị trí 12 giờ thường được đặt ở vị trí cao nhất trên mặt số, có thể được đánh dấu bằng số, vạch hoặc biểu tượng đặc biệt. Vị trí 6 giờ sẽ đối diện với vị trí 12 giờ. Vị trí 3 giờ cũng thường được thiết kế là nơi đặt lịch ngày hoặc các mặt số phụ. Ngoài ra, mặt số đồng hồ vẫn có thể được trang trí bằng các họa tiết, ký hiệu, logo thương hiệu,… góp phần tạo nên sự độc đáo và tinh tế cho từng mẫu mã.
Dây đeo đồng hồ
Cấu tạo đồng hồ cơ phía ngoài cũng không thể thiếu dây đeo. Dù chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu tạo và sử dụng đồng hồ. Dây đeo đồng hồ sẽ đảm bảo sự thoải mái, tiện lợi cho người đeo.
Dây đeo đồng hồ góp phần tạo nên tổng thể hài hòa cho chiếc đồng hồ, thể hiện phong cách và cá tính của người sở hữu. Chất liệu, kiểu dáng và màu sắc của dây đeo có thể được lựa chọn để phù hợp với trang phục, sở thích khác nhau.
Dây đeo đồng hồ cần có độ chắc chắn và an toàn để đảm bảo giữ chặt chiếc đồng hồ trên cổ tay. Khóa cài dây đeo phải dễ dàng thao tác, đóng mở nhanh và tiện lợi. Dây đeo chắc chắn còn giúp hạn chế đồng hồ bị va đập trong quá trình sử dụng.
Có rất nhiều loại dây đeo đồng hồ khác nhau được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng người. Phổ biến nhất là dây da mang đến vẻ đẹp sang trọng, lịch lãm và cổ điển. Chất liệu da có độ mềm mại nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nước và mồ hôi, do đó cần được bảo quản cẩn thận.
Dây đồng hồ giúp người dùng có thể sử dụng dễ dàng và tiện lợi
Dây kim loại mang đến vẻ đẹp mạnh mẽ, hiện đại và tính cách cũng được nhiều người lựa chọn. Chất liệu kim loại thường được sử dụng là thép không gỉ, titan, vàng, bạc,… Dây kim loại có độ bền cao, chống nước tốt và dễ vệ sinh. Ngoài ra, còn một vài chất liệu khác được sử dụng để làm dây đồng hồ như vải, cao su, ceramic,…
Trong cấu tạo đồng hồ cơ, dây đeo sẽ được gắn vào vỏ đồng hồ, cố định bằng chốt một cách chắc chắn. Dây đeo đồng hồ có thể được thay thế dễ dàng bằng cách tháo chốt và gắn dây đeo mới. Việc thay dây đeo đồng hồ thường xuyên sẽ giúp làm mới chiếc đồng hồ của mình và phù hợp với phong cách trang phục trong những dịp khác nhau.
Bộ máy – Movement
Cuối cùng, bộ phận được đánh giá vô cùng quan trọng trong cấu tạo đồng hồ cơ chính là bộ máy. Bộ máy chính là hệ thống các chi tiết phức tạp được cấu hình theo tỉ lệ, chính xác để thực hiện chức năng đo thời gian. So với các loại đồng hồ khác như đồng hồ điện tử, đồng hồ thạch anh, đồng hồ cơ sở cấu tạo cầu kỳ và tinh xảo hơn, đòi hỏi phải có tay nghề cao của những nghệ nhân chế tác.
Bộ máy cơ có vai trò đo thời gian theo cách chính xác dựa trên chuyển động nhịp nhàng của các bánh răng, cơ cấu hồi phục và hệ thống điều chỉnh. Khi lên dây cót nguồn năng lượng sẽ được cung cấp cho bộ máy hoạt động. Tiếp đó, hệ thống bánh răng đảm nhận nhiệm vụ truyền tải năng lượng từ dây có đến các bộ phận khác trong máy một cách đều đặn và chính xác.
Hệ thống điều chỉnh, bao gồm bánh lắc, dây tóc và chân kính, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tốc độ dao động của bánh lắc. Độ chính xác của đồng hồ sẽ được đảm bảo nhờ hệ thống này.
Bộ máy bên trong chính là “trái tim” để chiếc đồng hồ vận hành chính xác
Trong cấu tạo đồng hồ cơ, bộ máy sẽ bao gồm các bộ phận chính sau:
- Dây cót: Được làm từ thép mỏng, có khả năng co giãn để lưu trữ năng lượng khi lên dây cót.
- Hệ thống bánh răng: Bao gồm nhiều bánh răng có kích thước khác nhau, liên kết với nhau để truyền tải năng lượng từ dây cót đến các bộ phận khác.
- Rotor: Chức năng chính của rotor là tận dụng chuyển động tự nhiên của cổ tay để cuộn dây cót, từ đó tạo ra năng lượng cung cấp cho đồng hồ hoạt động. Khi di chuyển, rotor sẽ quay theo các hướng khác nhau , tác động lên bánh răng truyền động , dẫn đến việc kéo căng dây cót .
- Hệ thống điều chỉnh: Bao gồm bánh lắc, dây tóc và chân kính, có vai trò điều chỉnh tốc độ dao động của bánh lắc, từ đó đảm bảo độ chính xác của đồng hồ.
Chất liệu để tạo nên bộ máy đồng hồ cơ sẽ dựa vào từng bộ phận riêng biệt. Dây cót hường được làm từ thép không gỉ, có độ đàn hồi cao và khả năng chống gỉ tốt. Dây được đặt trong hộp, nằm ở vị trí trung tâm của máy.
Bánh răng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đồng thau, thép hoặc nhựa. Vị trí của các bánh răng phụ thuộc vào chức năng và nhiệm vụ của chúng trong bộ máy.
Về mặt cấu tạo, rotor thường được chế tác từ kim loại có độ bền cao, sở hữu hình dạng bán nguyệt đặc biệt. Nó được gắn liền với trung tâm máy tính , có khả năng tự động xoay 360 độ theo chuyển động của cổ tay người đeo.
Mỗi chi tiết nhỏ đều nắm giữ vai trò quan trọng để bộ máy hoạt động
Trong cấu tạo đồng hồ cơ, các bánh lắc thường được làm từ kim loại, chân kính được làm từ đá quý hoặc vật liệu tổng hợp. Bánh lắc và dây tóc được đặt ở vị trí cao nhất của máy, chân kính được đặt ở các điểm tiếp xúc giữa các bộ phận chuyển động để giảm ma sát. Sự kết hợp hoàn hảo của các bộ phận này tạo nên bộ máy cơ tinh, mang lại khả năng đo thời gian ấn tượng cho đồng hồ cơ.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ
Bên cạnh việc hiểu rõ về cấu tạo đồng hồ cơ thì nguyên lý hoạt động cũng là những thông thú vị mà nhiều người tìm kiếm. Đồng hồ cơ sẽ hoạt động khi người dùng bắt đầu lên dây cót thông qua núm vặn. Sau khi lên cót, nguồn năng lượng sẽ được truyền tới bánh răng cuộn, rồi truyền tới bánh cóc.
Khi đó, dây cót sẽ được cuộn lại thông qua việc bánh cóc quay ngược chiều kim đồng hồ. Quá trình kéo giãn dây cót sẽ sản sinh ra năng lượng và được truyền đến bánh xe gai thông qua bánh xe trung tâm và hệ thống bánh răng. Tiếp tục, năng lượng sẽ được chuyền từ bánh xe gai đến Pallet. Sau quá trình liên tục truyền năng lượng đến khi Pallet tiếp nhận đủ sẽ đưa đến bánh xe cân bằng.
Bánh xe cân bằng sẽ chuyển động theo hình tròn khi nhận được năng lượng. Khi bánh xe cân bằng vận chuyển sẽ luôn được đảm bảo về độ chính xác, và trơn tru do dây tóc phía bên trong đã kiểm soát dao động.
Sau quá trình truyền và nhận năng lượng, khi nguồn năng lượng đã được cân bằng thì kim giờ và kim phút sẽ bắt đầu chạy. Dựa trên tần số dao động của bánh xe cân bằng, kim giờ và phút chuyển động sẽ hiển thị thời gian qua mặt đồng hồ.
Nguyên lý hoạt động giúp người dùng hiểu hơn về cấu tạo đồng hồ cơ
Đối với những chiếc đồng hồ cơ tự động, khi người dùng chuyển động cổ tay, quá trình lên dây cót sẽ bắt đầu. Lúc này, rotor bê trong sẽ tự động di chuyển đề có thể tạo ra năng lượng. Năng lượng này sẽ thông qua cầu nối để có thể đến các bánh răng, bánh xe cân bằng và dây tóc hoạt động giống đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay.
Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì khiến chiếc đồng hồ cơ hoạt động một cách kỳ diệu như vậy chưa? Không chỉ là bộ máy tinh xảo bên trong, mà mọi chi tiết đều rất quan trọng trong cấu tạo đồng hồ cơ. Hy vọng với những chia sẻ về 5 bộ phận quan trọng nhất của đồng hồ cơ đã giúp bạn hiểu hơn và có cái nhìn tổng quan về cỗ máy thời gian này.
Xem thêm thật nhiều những mẫu đồng hồ đeo tay Frederique Constant sang trọng và đẳng cấp bậc nhất dành riêng cho bạn