Đồng hồ cơ là gì? Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ là gì? Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Last Updated on 07/06/2024 by Galle Editor

Đồng hồ cơ là loại đồng hồ sử dụng năng lượng được dự trữ từ dây cót để vận hành. Trái ngược với đồng hồ điện tử sử dụng pin, đồng hồ cơ hoạt động dựa trên sự chuyển động tinh vi của các bánh răng, lò xo và bộ thoát lực, tạo nên một “trái tim” cơ học đầy mê hoặc. Nếu bạn đang tò mò chiếc đồng hồ cơ là gì thì đừng bỏ qua những thông tin thú vị dưới đây.

Đồng hồ cơ luôn là khao khát của những ai yêu thích đồng hồ

Đồng hồ cơ luôn là khao khát của những ai yêu thích đồng hồ

Đồng hồ cơ là gì?

Đồng hồ cơ là gì? Tên gọi này cũng để thể hiện được sự tinh xảo và tỉ mỉ trong quá trình chế tác, để có thể chinh phục được thời gian. Khác với sự tiện lợi của đồng hồ điện tử, đồng hồ cơ ẩn chứa bên trong bộ máy chuyển động cơ khí với những chiếc bánh răng cực nhỏ, dây tóc mảnh mai cùng nhau vận hành nhịp nhàng.

Lịch sử đồng hồ cơ bắt nguồn từ năm 1275, khi một tu sĩ người Ý chế tác thành công cỗ máy thời gian đầu tiên. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ những chiếc đồng hồ cồng kềnh đến sự ra đời của đồng hồ đeo tay vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đồng hồ cơ đã không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, trở thành biểu tượng cho sự sang trọng và đẳng cấp.

Bên cạnh đó hiện nay đồng hồ cơ cũng được chia ra làm 3 loại khác nhau.

  • Đồng hồ lên dây cót tay: Lên dây cót bằng tay thông qua núm vặn, mang đến cảm giác trải nghiệm cổ điển và sự kết nối trực tiếp với chiếc đồng hồ.
  • Đồng hồ lên dây cót tự động: Tự động lên dây cót nhờ chuyển động của cổ tay, mang lại sự tiện lợi và hiện đại. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “đồng hồ cơ automatic là gì?” mà nhiều bạn thắc mắc.
  • Đồng hồ lên dây cót tay và tự động: Kết hợp cả hai chức năng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

Có rất nhiều dòng đồng hồ cơ khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng

Có rất nhiều dòng đồng hồ cơ khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng

Cấu tạo đồng hồ cơ

Nếu bạn mở một chiếc đồng hồ cơ Frederique Constant chính hãng bạn sẽ thấy được bộ máy bên trong được thiết kế vô cùng tỉ mỉ với nhiều chi tiết rất nhỏ cho thấy bàn tay nghệ thuật của những người thợi đồng hồ.

Một chiếc đồng hồ cơ cơ bản sẽ bao gồm những bộ phận như sau:

Vỏ đồng hồ – Case

Phần vỏ đồng hồ là đầu đầu tiên tạo nên ấn tượng của một chiếc đồng hồ cơ. Tương tự như các mẫu đồng hồ khác, phần vỏ sẽ gồm vòng bezel, mặt kính, nắp lưng. Vỏ đồng hồ không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ, giá trị mà còn bảo vệ cỗ máy bên trong tránh khỏi những va đập, tác động từ môi trường bên ngoài.

Bộ vỏ và vành bezel của đồng hồ thường được chế tạo từ  kim loại, chủ yếu là thép không gỉ 316L để tạo nên vẻ sáng bóng cũng như tăng độ bền. Tùy thuộc vào các phân khúc đồng hồ khác nhau, mà mặt kính sẽ được làm từ chất liệu tương ứng:kính thủy tinh hữu cơ, kính Sapphire, kính Khoáng, kính Hardlex,... Phần nắp lưng hoàn thiện bộ case của đồng hồ thường là kim loại (thép không gỉ) hoặc kính trong suốt. 

Kim chỉ giờ 

Trong quá trình tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đồng hồ cơ là gì?”, chúng ta sẽ thấy được chiếc kim chỉ giờ là một phần rất quan trọng để hoàn thiện chiếc đồng hồ. Thông thường, một chiếc đồng hồ hoàn thiện sẽ gồm tối thiểu một bộ 3 kim bao gồm kim giờ, kim phút và kim giây. Chức năng của bộ kim là chuyển động trên thang đo để chỉ giờ một cách chính xác nhất.

Mặt số 

Mặt số là bộ phận hiển thị thang đo thời gian và chức năng đồng hồ khác. Thông thường tùy theo thiết kế mà chiếc đồng hồ cơ sẽ có mặt dial chế tạo từ một tấm kim loại mỏng, nhựa cao cấp hoặc thủy tinh. mặt số đồng hồ có thể có hình dạng mặt tròn, mặt vuông, mặt chữ nhật hoặc mặt oval,…

Đồng hồ cơ là gì? Cấu tạo như thế nào?

Đồng hồ cơ là gì? Cấu tạo như thế nào?

Bộ máy

Một bộ phận không thể thiếu để hoàn thiện và tạo nên chiếc đồng hồ cơ chính là bộ máy cơ. Những chi tiết phức tạp, cầu kỳ được kết hợp với nhau một cách chính xác để tạo nên bộ máy chuyển động ổn định, chính xác. Một số mẫu đồng hồ cơ còn có thêm tính năng bấm giờ thể thao, lịch mặt trăng, mặt trời, lịch tuần trăng,…

Bộ máy đồng hồ có các loại khác nhau, chủ yếu là máy tự động và máy lên cót tay. Dù đó là bộ máy nào thì vẫn có những bộ phận chủ yếu để tạo nên chuyển động nhịp nhàng, ổn định và chính xác.

Đầu tiên, để hoàn thiện bộ máy cơ chính là núm vặn chỉnh thời gian được đặt bên phải đồng hồ. Núm vặn này dùng để điều chỉnh thời gian hoặc giúp chiếc đồng hồ lên cót. Cót đồng hồ là bộ phận để chiếc đồng hồ cơ có thể vận hành được. Một lá thép rất mỏng, dài và mềm chính là vật liệu để tạo thành dây cót. Phần dây được cuộn tròn quanh trục và được bảo vệ bởi hộp tang trống. Khi lên dây cót, năng lượng tiềm năng sẽ được tích trữ trong lò xo, tạo lực đẩy mạnh mẽ khi được giải phóng.

Lực này tác động lên các bánh răng trong hộp tang trống, truyền động qua hệ thống bánh răng phức tạp, dẫn đến chuyển động nhịp nhàng của kim phút, kim giờ và kim giây trên mặt đồng hồ.

Cấu tạo từ các bánh răng giúp chiếc đồng hồ hoạt động. Bánh răng trung tâm là chiếc bánh răng đầu tiên tiếp xúc với hộp cót, vận hành với tốc độ chậm rãi, mỗi vòng quay mất đến 12 giờ. Bánh răng này dẫn dắt kim giờ trên mặt số đồng hồ nhịp nhàng chuyển động.

Bánh răng trung gian đóng vai trò trung gian truyền tải năng lượng từ bánh răng trung tâm đến các bánh răng khác. Kết hợp với đó là bánh răng thứ tư ở vị trí 6 giờ, vận hành với tốc độ nhanh hơn nhiều so với bánh răng trung tâm. Bánh răng này chỉ mất 1 phút để hoàn thành một vòng quay, mang đến sự chuyển động mượt mà và chính xác cho kim dây.

Một bánh răng vô cùng quan trọng là bánh răng hồi xuất hiện như một vị trí then chốt, đảm nhận nhiệm vụ giải phóng năng lượng được truyền từ hộp cót qua hệ thống bánh răng đến cần gạt mức. Với thiết kế độc đáo và tinh xảo, nó có khả năng chịu được độ rung lên đến 21.600 lần mỗi giờ, góp phần tạo nên sự bền bỉ và ổn định cho bộ máy đồng hồ. 

Cuối cùng là bánh lắc hoạt động dựa trên cơ cấu hồi, biến chuyển động của bánh răng thành năng lượng để điều khiển tốc độ chạy của đồng hồ. Hệ thống bánh răng và bánh lắc, kết hợp hài hòa với nhau, tạo nên một bộ máy cơ khí vận hành không ngừng nghỉ.

Từng chi tiết trong bộ máy dù nhỏ nhưng vô cùng quan trọng

Từng chi tiết trong bộ máy dù nhỏ nhưng vô cùng quan trọng

Dây tóc là bộ phận giúp hoàn thiện bộ máy. Những chiếc dây này được làm từ vật liệu có tính đàn hồi cao, đảm bảo sự chính xác trong suốt thời gian dài. Dây tóc có 4 loại chính, tương ứng với 4 tần số dao động: 18.000, 21.000, 28.800 và 36.000. Tần số dao động của dây tóc càng cao, độ chính xác của đồng hồ càng cao.

Chân kính trong bộ máy cơ được chế tác từ đá quý hoặc vật liệu cao cấp, giúp giảm thiểu tối đa ma sát giữa các chi tiết trong bộ máy đồng hồ. Từ đố tuổi thọ và độ chính xác của cỗ máy thời gian cũng được nâng cao. Mỗi bộ máy sẽ sở hữu số lượng và chất liệu chân kính khác nhau, từ thạch anh, ruby đến kim cương, tùy thuộc vào thương hiệu và phân khúc sản phẩm.

Cuối cùng chính là bộ phận đặc trưng của đồng hồ tự động (automatic), rotor có hình dạng bán nguyệt. Rotor gắn liền với trung tâm cỗ máy và có khả năng tự do xoay 360 độ theo chuyển động của cổ tay. Khi di chuyển, rotor sẽ truyền động cho bánh răng, cuộn dây cót, tạo ra năng lượng để vận hành đồng hồ. Khi dây cót được nạp đầy, rotor sẽ tự động ngừng hoạt động nhờ bộ ly hợp, đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí năng lượng.

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ

Đồng hồ máy cơ hoạt động dựa trên quá trình lên dây cót. Khi vặn núm điều chỉnh, năng lượng được truyền đến bánh răng cuộn, sau đó đến bánh cóc, khiến dây cót cuộn chặt lại. Dây cót, tựa như lò xo dự trữ, chính là nguồn năng lượng tiềm năng cho chiếc đồng hồ.

Năng lượng này được giải phóng từ từ, truyền đến bánh xe trung tâm với hệ thống bánh răng liên kết, sau đó đến bánh xe gai. Bánh xe gai đóng vai trò như cầu nối, tiếp sức cho đòn bẩy. Đòn bẩy, được ví như “trái tim” của đồng hồ, nhận năng lượng và truyền đến bánh xe cân bằng. Bánh xe cân bằng, cùng sợi tóc mảnh mai, dao động nhịp nhàng theo chuyển động tròn, điều chỉnh tốc độ và đảm bảo độ chính xác cho chiếc đồng hồ.

Bộ máy đồng hồ cơ hoạt động nhịp nhàng, ổn định

Bộ máy đồng hồ cơ hoạt động nhịp nhàng, ổn định

Kim giờ và kim phút chuyển động uyển chuyển theo tần số dao động của bánh xe cân bằng. Đối với đồng hồ cơ tự động, bánh đà (rotor) bên trong sẽ tự động xoay khi đeo trên tay, tạo ra năng lượng mà không cần lên dây cót thủ công. Năng lượng này được truyền đến cầu nối, bánh xe cân bằng và dây tóc, duy trì sự chuyển động nhịp nhàng của chiếc đồng hồ.

Khi tìm hiểu sâu về đồng hồ cơ, chúng ta sẽ phát hiện được bộ máy cơ quan trọng được bảo vệ bởi ly hợp. Ly hợp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bộ máy khỏi hư hại do lên dây cót quá mức. Ly hợp sẽ tự động ngắt khi dây cót được căng đủ, đảm bảo an toàn và độ bền cho cỗ máy thời gian.

Mỗi chuyển động, mỗi nhịp đập trong chiếc đồng hồ cơ đều là minh chứng cho sự tinh xảo, kỹ nghệ và niềm đam mê của những người thợ chế tác. Sở hữu một chiếc đồng hồ cơ không chỉ là sở hữu thời gian, mà còn là sở hữu một tác phẩm nghệ thuật.

Những điểm nổi bật của đồng hồ cơ

  • Cơ chế hoạt động tinh xảo: Đồng hồ cơ hoạt động dựa trên cơ chế cơ học phức tạp, bao gồm nhiều bánh răng và lò xo. Quá trình lắp ráp và điều chỉnh các chi tiết này đòi hỏi kỹ năng và sự tinh tế cao từ những người thợ làm đồng hồ.
  • Không cần pin: Khác với đồng hồ điện tử, đồng hồ cơ không cần pin để hoạt động. Nó dựa vào năng lượng được tích lũy từ việc lên dây cót (đối với đồng hồ cơ lên dây bằng tay) hoặc từ chuyển động của cổ tay người đeo (đối với đồng hồ tự động).
  • Tính nghệ thuật và lịch sử: Đồng hồ cơ thường được xem là một tác phẩm nghệ thuật với sự tỉ mỉ và công phu trong thiết kế. Nhiều hãng đồng hồ cơ có lịch sử lâu đời, mang theo các giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc biệt.
  • Giá trị sưu tập: Nhiều mẫu đồng hồ cơ, đặc biệt là từ các thương hiệu nổi tiếng như Frederique Constant, Orient, … có giá trị sưu tập cao. Những chiếc đồng hồ này không chỉ có giá trị về mặt tài chính mà còn là biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp.

Đồng hồ cơ luôn có những ưu điểm nổi bật

Đồng hồ cơ luôn có những ưu điểm nổi bật

  • Thiết kế đa dạng và tinh tế: Đồng hồ cơ thường có thiết kế đa dạng và phong phú, từ cổ điển đến hiện đại. Nhiều mẫu có các chức năng phức tạp như lịch vạn niên, chronograph, tourbillon, và moon phase, thể hiện sự sáng tạo và kỹ thuật cao của nhà sản xuất.
  • Độ bền cao: Với việc bảo dưỡng định kỳ, đồng hồ cơ có thể hoạt động bền bỉ qua nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ. Nhiều chiếc đồng hồ cơ cổ điển vẫn hoạt động tốt sau hàng trăm năm.
  • Cảm giác đeo đặc biệt: Nhiều người yêu thích đồng hồ cơ vì cảm giác đeo khác biệt và sự kết nối với lịch sử và kỹ thuật cơ khí. Việc lên dây cót hàng ngày hoặc cảm nhận sự chuyển động của bộ máy tự động đem lại một trải nghiệm thú vị mà đồng hồ điện tử không thể có.

Bài viết khác